Loading

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN, THAN, KHÍ CẠNH TRANH

2673 Views

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, phạm vi Đề án bao gồm 3 phân ngành năng lượng (than, khí và điện lực) giữ vai trò quan trọng, chủ chốt trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam.


Chuyển đổi ngành năng lượng sang cơ chế thị trường cạnh tranh

Mục tiêu tổng quát nhằm xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng, Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể là chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử, thu hút và đa dạng hóa phương thức đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng. Đồng thời, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.

Mặt khác, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành than, khí và điện lực; bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định. Cụ thể:

1/ Đối với thị trường than: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ đối với việc cung cấp than cho sản xuất điện (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT được Chính phủ bảo lãnh hợp đồng cung cấp than) và xuất khẩu than. Từng bước chuyển đổi thị trường than theo hướng thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh, các chủ thể tham gia thị trường thực hiện giao dịch, mua bán than, cung cấp các dịch vụ cho việc giao dịch, mua bán than tuân thủ quy định và thông lệ của thị trường.

2/ Đối với thị trường khí:

- Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG.

- Xây dựng lộ trình, vận hành thị trường cạnh tranh phân phối khí hạ nguồn với việc đưa vào áp dụng quy định quyền được thuê và sử dụng hạ tầng của bên thứ ba.

- Tiếp tục thực hiện các cam kết của Chính phủ và cam kết thương mại đã ký đối với các hệ thống thu gom, phân phối khí phát triển trên cơ sở các dự án khai thác khí trong nước.

3/ Đối với thị trường điện: Củng cố phát triển mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tạo tiền đề vững chắc để chuyển đổi sang giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Lộ trình phát triển

1/ Đối với thị trường khí:

- Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 duy trì mô hình thị trường khí như hiện tại đối với việc cạnh tranh khâu khai thác và nhập khẩu khí tự nhiên (bằng đường ống) với một đầu mối thu mua tại thượng nguồn đối với mỗi hệ thống khai thác, phân phối khí (trừ các dự án được Chính phủ phê duyệt cơ chế khác trong hợp đồng mua bán khí).

- Cạnh tranh kinh doanh nhập khẩu và phân phối trên thị trường nội địa (không dùng đường ống) đối với LPG, CNG.

- Cho phép các nhà thầu, chủ đầu tư của dự án khai thác khí mới lựa chọn đàm phán bán khí trực tiếp đến các loại hộ tiêu thụ hoặc bán buôn cho PVN/PV GAS.

Triển khai vận hành mô hình kinh doanh mới đối với các dự án LNG nhập khẩu (các thành phần tham gia nhập khẩu LNG bán khí trực tiếp đến các khách hàng)…

2/ Đối với thị trường than:

Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 duy trì mô hình các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc khai thác, sản xuất, kinh doanh than trong nước. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh than, đặc biệt là nhập khẩu than và duy trì mô hình cấp than cho các hộ tiêu thụ như hiện nay.

3/ Đối với thị trường điện:

Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 củng cố, hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh; triển khai xây dựng và đưa vào vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo tiến độ quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành, phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.

Để đạt được những định hướng trên, Đề án đưa ra những giải pháp tổng quát về tổ chức, quản lý đối với ngành năng lượng; quy hoạch phát triển ngành năng lượng; giá năng lượng…/.

PV TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Nguồn: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nang-luong-moi-truong/phe-duyet-de-an-phat-trien-thi-truong-dien-than-khi-canh-tranh.html

Other news


PETROSEAL TRAINING COURSE 2023

PETROSEAL TRAINING COURSE 2023

On March 28th, 2023, SIS has collaborated with Petroseal to initiate an extensive training course. The goal of this training course is to improve the ...

NEW WORKSHOP IN PHU MY TOWN

NEW WORKSHOP IN PHU MY TOWN

In order to improve the maintenance capacity as well as expand the field of operation, Saigon Industrial Service have started the construction of a ...

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THÀNH ĐIỆN NĂNG

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THÀNH ĐIỆN NĂNG

Xử lý rác là vấn đề quan trọng và nan giải không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, các quốc gia làm ...

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM ĐỨNG TOP ĐẦU TRONG SỐ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT NAM ĐỨNG TOP ĐẦU TRONG SỐ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI

Australia đứng đầu chỉ số, với 89% công suất đang được xây dựng là điện gió, điện mặt trời, hoặc điện sinh ...

Những

Những "siêu dự án" LNG tỷ đô sẽ được khởi công trong năm 2021

Với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD và quy mô hàng nghìn MW, các dự án điện khí này kỳ vọng sẽ góp phần phát triển ...

VAN CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ ?

VAN CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ ?

Van công nghiệp là gì?

OUR PARTNERS AND CUSTOMERS
Về đầu trang