THERMAL POWER USE NATURAL GAS
Liquefied natural gas power remains an important part of Vietnam's energy transition story. Investors continuously show a strong interest in this sector.
According to the latest draft of the National Power Development Plan for the period 2021-2030, with a vision to 2045 (Power Master Plan VIII), thermal power using domestically produced gas (including gas turbine power plants) and liquefied natural gas (LNG) - excluding flexible gas turbine power sources using LNG - by 2030 have a total installed capacity of about 29,700-38,800 MW, accounting for 24-29% of total electricity production nation.
By 2045, the total installed LNG capacity will be about 43,300-46,300 MW, producing 233.6-246 billion kWh and accounting for 20-24% of total electricity output.
That policy trend has been demonstrated by Vietnam's statement at the 26th Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change (COP26) in November 2021 on target setting. net zero emissions by 2050. In which, LNG is considered as a potential solution to reduce greenhouse gas emissions, while helping to mobilize and attract resources of foreign and domestic investors.
At the Vietnam Business Forum (VBF) earlier this year, the American Chamber of Commerce (AmCham) emphasized that gas can act as an important conversion fuel and help Vietnam build a bridge towards the future. clean energy. The transition will take time, and in the near future, the development of offshore gas-to-electricity projects and others has the potential to bring both economic and environmental benefits.
According to representatives of businesses and associations at VBF, correct decision-making and new technologies with a mixture of gas and renewable energy can help Vietnam address growing environmental concerns. and avoid many of the environmental problems that countries like the United States and China have experienced.
NHIỆT ĐIỆN SỬ DỤNG KHÍ TỰ NHIÊN
Điện khí tự nhiên hóa lỏng vẫn là một phần quan trọng trong câu chuyện chuyển đổi năng lượng của Việt Nam. Các nhà đầu tư liên tục thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến lĩnh vực này.
Theo dự thảo mới nhất của Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII), nhiệt điện sử dụng khí sản xuất trong nước (gồm nhà máy điện tua-bin khí) và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - không bao gồm các nguồn điện tua-bin khí linh hoạt sử dụng LNG - đến năm 2030 có tổng công suất lắp đặt khoảng 29.700-38.800 MW, chiếm 24-29% tổng sản lượng điện quốc gia.
Đến năm 2045, tổng công suất LNG lắp đặt khoảng 43.300-46.300 MW, sản xuất 233,6-246 tỷ kWh và chiếm 20-24% tổng sản lượng điện.
Xu hướng chính sách đó đã được chứng minh bằng tuyên bố của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) hồi tháng 11 năm 2021 về việc đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong đó, LNG được coi là một giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đầy tiềm năng, đồng thời giúp huy động và thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) hồi đầu năm, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) nhấn mạnh, khí đốt có thể đóng vai trò là nhiên liệu chuyển đổi quan trọng và giúp Việt Nam xây dựng cầu nối hướng tới năng lượng sạch. Quá trình chuyển đổi sẽ mất nhiều thời gian và trong tương lai gần, sự phát triển của các dự án khí đốt thành điện ngoài khơi và những dự án khác có tiềm năng mang lại lợi ích cả về kinh tế và môi trường.
Theo đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội tại VBF, việc đưa ra quyết định chính xác và công nghệ mới với hỗn hợp khí đốt và năng lượng tái tạo có thể giúp Việt Nam giải quyết các mối quan tâm ngày càng cao về môi trường và tránh được nhiều vấn đề môi trường mà các nước như Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trải qua.