Xử lý rác là vấn đề quan trọng và nan giải không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, các quốc gia làm việc này rất tốt như Thụy Sỹ, Đức, Mỹ và Nhật Bản (mạnh về công nghệ phân loại rác).
Có nhiều công nghệ để xử lý rác như:
* Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học để sản xuất phân compost:
* Xử lý bằng phương pháp nhiệt
* Công nghệ xử lý kết hợp tái chế
* Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
* Phương pháp chôn lấp
* Phương pháp khí hóa, khí hóa plasma
* Nhiệt phân
Trong tất cả các phương pháp trên, phương pháp nào cũng thể vận dụng để tạo ra điện theo cách gián tiếp hay trực tiếp. Ví dụ phương pháp chôn lấp sẽ lấy khí từ Metan từ bãi rác để đưa vào tuabin. Tuy nhiên trong các phương trên có 4 phương pháp được sử dụng Công nghệ cho điện rác:
* Sử dụng khí bãi rác, lên men ( Biogas: Tập đoàn Regreen đều dùng phương pháp này để xử lý rác thải)
* Đốt
* Khí hóa
* Xử lý theo phương pháp cơ sinh học-> tạo viên nén -> nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.
Trên thực tế thì Công nghệ điện rác có hai phương án chính
Phương án 1: Sản xuất khí hóa.
Sản xuất khí nhiên liệu để đốt trong các động cơ đốt trong và chạy máy phát điện. Chất thải khó phân hủy được tạo thành viên nhiên liệu và đốt trong các lò khí hóa để sinh ra nhiên liệu khí dưới dạng khí đốt tổng hợp (syngas).
Chất thải dễ phân hủy được đưa vào hầm ủ sinh khối để sản xuất ra khí đốt dưới dạng khí sinh học (biogas).
Trước tiên, rác được phân loại trên dây chuyền, tách chất thải chung thành chất thải phi nhiên liệu (đất đá, chai lọ, sắt thép) và chất thải nhiên liệu (chất thải cháy được).
Sau đó, chất thải nhiên liệu được phân loại thành chất thải khó phân hủy (nilon, cành cây, gỗ, giấy...) và chất thải dễ phân hủy (thực phẩm, rau...).
Hiệu suất chuyển đổi năng lượng của các công nghệ dạng này thường chỉ đạt được dưới 20%, vẫn mang tính thử nghiệm và chưa được thương mại hóa ổn định với công suất lớn.
Phương án 2: Đốt truyền thống.
Rác thải khi đưa về nhà máy chỉ cần được loại bỏ các chất thải phi nhiên liệu cỡ lớn dễ tách biệt, sau đó tập trung trong bể chứa rác kín.
Trong quá trình ủ từ 12-15 ngày, các chất hữu cơ trong rác tiếp tục bị phân hủy, hình thành nước rỉ rác, sau đó nước được tách ra tại đáy bể theo một quy trình riêng biệt bao gồm các quá trình xử lý yếm khí, hiếu khí, lắng, lọc.
Nhiệt thừa trong quá trình đốt tiêu hủy rác sẽ được tận dụng để đun nóng nước, qua đó sinh hơi và chuyển sang tua bin để sản xuất ra điện năng như các nhà máy nhiệt điện khác.
Công nghệ này không cần phân loại rác thải, diện tích nhà máy xử lý không quá lớn, hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao hơn so với công nghệ theo phương án 1, tuy nhiên cũng chỉ dao động ở mức từ 25-30%.
Điểm hạn chế của công nghệ này là chi phí đầu tư lớn, hệ thống xử lý môi trường cũng tốn kém, tính khả thi cao hay thấp tùy thuộc vào thành phần rác thải